CÁC LỖI BẾP TỪ VÀ HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA BẾP TỪ CỦA TẤT CẢ CÁC THƯƠNG HIỆU
CÁC LỖI BẾP TỪ VÀ HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA BẾP TỪ CỦA TẤT CẢ CÁC THƯƠNG HIỆU
Hiện nay sản phẩm bếp từ đang dần thay thế các sản phẩm bếp gas , bếp cồn , bếp than trong đại đa số các gia đình hiện đại bởi rất nhiều yếu tố , nhưng quan trọng nhất là : an toàn không cháy nổ như bếp gas hay các loại bếp sử dụng nhiên liệu đốt khác , thẩm mỹ và mang lại 1 gian bếp sang trọng , đẳng cấp , tiện dụng cho người sử dụng , và cũng không phát sinh ra khí CO2 , CO , NO gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng .
Và bếp từ cũng là sản phẩm điện tử và cũng không tránh khỏi sản phẩm bị lỗi , bị hư , bị cháy các linh kiện . Đôi khi điều này làm cho người sử dụng rất khó chịu không biết phải xử lý như thế nào . Có những lỗi rất nhỏ người dùng có thể tự sửa bếp từ được nếu như nắm rõ được nguyên lý từ đó tìm ra nguyên nhân và sửa chữa và quan trọng hơn là không bị mất tiền thậm chí là hỏng luôn chiếc bếp nếu như đưa cho người sửa chữa không chuyên nghiệp hoặc không có tâm nghề nghiệp .
Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn biết để có thể tự sửa bếp từ của mình , hoặc có thể đoán được bệnh của chiếc bếp từ đó để biết được nên sửa hay là nên trang bị một sản phẩm mới là tốt nhất . Và nếu có thể hãy liên hệ với chúng tôi , để được tư vấn miễn phí và có thể hỗ trợ các bạn sửa chữa chiếc bếp từ của gia đình .
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của sản phẩm từ đó có thể sửa bếp từ:
– Bếp từ dùng từ trường biến thiên liên tục với tần số cao để tạo ra dòng fuco ( dòng điện mà trong máy điện mọi người đều không thích và mong muốn loại bỏ nó đi ) để đốt nóng các vật kim loại bằng sắt, inox.
– Từ trường này được sinh ra bởi cuộn dây đồng ngay dưới mặt bếp. Để đóng cắt dòng điện một chiều này người ta dùng 1 con trasito IGBT công suất tầm 45-50A. và mợi nguyên do thường bắt đầu từ đây ( Phần động lực, làm nhiệm vụ nặng nề và quan trọng ) !
– Do phần động lực được cấu tạo bởi điện tử vậy nên cách sửa cũng chính là công việc sửa chữa điện tử, bạn cần biết phương pháp kiểm tra transito và tụ điện hỏng : ví như : hút thiếc rồi đo con IGBT có bị chạm chập không. Kinh nghiệm thường IGBT chết thì sẽ chết cầu chì, và nguyên nhân dẫn tới IGBT chết thường do con tụ 4micro gắn liền với nó bị phồng – hoặc con điot zenner nối với chân IGBT có vấn đề , bạn nào sửa bếp từ thường nên lưu ý vấn đề này, chứ ko thay 1 con IGBT 40-50k vào lại chết tiếp ngay ! mình đóng học phí vụ này nhiều rồi ! và sau khi thay IGBT mới bạn nên bỏ cuộn dây đồng ra rồi đấu thay vào đó một bóng đèn dây tóc 220w 100w kiểm tra trước !
– Phần khó hơn và cũng ít hỏng đó là phần điều khiển : phần này phụ trách phát xung để IGBT đóng cắt tạo dòng fuco trên nồi, do đó phần này sẽ cảm biến tín hiệu dòng trên chính IGBT để kiểm soát không cho IGBT làm việc quá công suất ( VD : nếu vẫn cứ hoạt động với dải xung như bình thường sẽ có trường hợp nồi bé, nhận công suất điện để biến thành nhiệt cũng bé, trong khi công suất cấp vẫn như bình thường, như vậy theo định luật bảo toàn các bạn biết rồi đó, lượng điện thừa đó sẽ đập chết con IGBT ngay lập tức bởi quá nhiệt ko làm mát kịp ). Do đó phần phát xung này đảm nhận nhiệm vụ cũng khó khăn không kém đó là : điều khiển chuẩn xác tần số giao động trên IGBT ! do đó phần này bạn sẽ phải có kiến thức sâu về điện tử, nếu không việc sửa là rất khó và lâu, bởi phải hút thiếc từng con ra đo một xem con nào có trị số điện trở bất thường ( nghĩa là phải có vật so sánh, hoặc kinh nghiệm có từ những lần đóng học phí trước rùi .
Sửa bếp từ khi bếp xuất hiện trên màn hình hiển thị các lỗi E0 , E1 , E2 … :
Mã lỗi E0
– Cắm lại giắc cắm của bếp từ khi mã lỗi “E0” xuất hiện là do giắc bị lỏng . Khi mã lỗi “E0” xuất hiện trên màn hình bảng điều khiển của bếp từ thì có thể là do hiệu điện thế vào bếp từ thấp, ổ cắm điện có dây điện tiết diện nhỏ, không đủ công suất, giắc cắm bị lỏng, rơi xuống.
– Cách khắc phục: Để làm mã lỗi “E0” biến mất, đầu tiên bạn tắt bếp từ, kiểm tra lại hiệu điện thế vào bếp từ có ở mức thấp, nếu thấp bạn nên sử dụng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.
Công suất của bếp điện từ từ 1800-2200W nên bạn cần sử dụng ổ cắm điện có công suất lớn, tối thiểu 2500W, không nên sử dụng ổ cắm có công suất thấp hơn, dễ bị quá tải.
Trường hợp giắc cắm bị lỏng, rơi xuống thì bạn cắm lại cho chặt và tiếp tục nấu ăn với bếp điện từ.
Mã lỗi E1
– Bếp từ phát sinh lỗi “E1” khi hiệu điện thế vào bếp từ quá cao, vượt mức an toàn nên bếp từ ngưng hoạt động và hiển thị trên màn hình mã lỗi này.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, chắc chắn hiệu điện thế ổn định thì bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ. Nếu lỗi này vẫn còn, tắt bếp, rút dây điện nguồn và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.
Mã lỗi E2
– Mã lỗi “E2” hiện thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp điện từ nên sản phẩm sẽ ngừng hoạt động và hiện lỗi này để thông báo người dùng xử lý kịp thời.
– Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp điện từ ngay, kiểm tra nhiệt độ nồi, lưu ý không dùng tay không chạm vào nồi có thể bị bỏng. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, nhấc nồi khỏi bếp từ để nguội vài phút rồi bật bếp điện từ nấu ăn tiếp, mã lỗi sẽ không còn.
Mã lỗi E3
– Bếp từ hiện lỗi “E3” có thể là do quạt tản nhiệt không chạy, kiểm tra lại quạt và khắc phục để làm mất lỗi này
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp điện từ báo mã lỗi “E3”, có thể là do nhiệt độ bếp từ quá cao, nhiệt độ đã đạt đến mức cài đặt từ trước, lỗ thông gió bị bịt kín, quạt tản nhiệt ngưng hoạt động, hỏng hoặc đây có thể là cơ chế tự bảo vệ của bếp.
– Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín, lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt. Kiểm tra quạt có hoạt động, nếu bị hỏng, trục trặc, bạn không tự sửa được, hãy liên lạc với trung tâm bảo hành.
– Nếu là cơ chế tự bảo vệ, hãy tắt bếp và đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, sản phẩm sẽ không thấy mã lỗi này nữa.
Mã lỗi E5
– Bếp từ có mã lỗi “E5” xuất hiện, có nghĩa rơ le nhiệt của bếp điện từ đã bị chập mạch.
– Cách khắc phục: Lỗi của thiết bị bên trong bếp, bạn không phải là thợ chuyên nghiệp, không tự sửa chữa, hãy đem bếp đến trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa để khắc phục.
Mã lỗi E6
– Khi điện trở tản nhiệt bị ngắn mạch, bếp từ sẽ hiển thị mã lỗi “E6” trên màn hình LCD.
– Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, rút dây điện nguồn và mang bếp đến tiệm sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, xử lý sự cố.
Sửa bếp từ khi giắc cắm đã kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh và đèn “Bật/Tắt” không sáng :
– Khi bạn đã cắm giắc vào ổ điện, kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh phát ra, đèn “Bật/Tắt” cũng không sáng. Nguyên nhân có thể là do ổ cắm không tiếp điện, cầu chì không tiếp điện, nhà bạn bị mất điện.
– Cách khắc phục: Kiểm tra điện trong nhà bạn có không, ổ cắm, cầu chì có tiếp điện không. Nếu ổ cắm, cầu chì có tiếp điện, nguồn điện trong nhà bạn vẫn có thì bạn cần đến trung tâm bảo hành để kiểm tra, có thể bếp điện từ của bạn đã xảy ra sự cố nào đó ở thiết bị bên trong.
Sửa bếp tư khi có tự động tắt sau 60 giây hoạt động :
– Sau 60 giây phát ra, bếp tự động tắt, lỗi này có thể là do đáy nồi có đường kính nhỏ hơn 12cm và lớn hơn 26cm.
– Cách khắc phục: Tắt bếp, chọn nồi có phần đáy đường kính từ 12cm đến 26 cm, sau đó đặt lên vừa vặn với mặt bếp, khởi động bếp lần nữa, lỗi này sẽ không còn.
Sửa bếp từ khi bếp phát ra âm thanh cảnh báo :
– Có âm thanh cảnh báo phát ra khi đáy nồi không đặt vào trung tâm mặt bếp, đường kính đáy nồi nhỏ hơn 12cm hoặc nồi không phù hợp với bếp từ
– Cách khắc phục: Đặt lại nồi vào đúng vị trí vừa với vòng nhiệt của bếp từ, bật bếp lên nếu vẫn có lỗi này xảy ra thì bạn nên đổi sang nồi có kích cỡ đường kính đáy lớn hoặc bằng 12cm, âm thanh cảnh báo sẽ tắt.
Sửa bếp từ khi nhiệt độ không thể kiểm soát được :
– Bạn thấy nhiệt độ của bếp từ không thể kiểm soát được có thể là do đáy nồi không đặt bằng phẳng trên bếp từ, nồi có đáy tròn, lồi lõm nhiều hoặc đèn báo độ nóng không sáng.
– Cách khắc phục: Bạn chọn nồi nấu trên bếp từ có đáy bằng phẳng, đặt tiếp xúc hoàn toàn với trung tâm mặt bếp. Kiểm tra lại đèn báo độ nóng có sáng không, nếu có thì lỗi này sẽ biến mất.
Sửa bếp từ khi bị nứt hoặc vỡ mặt kính :
– Hiện nay đối với các sản phẩm cao cấp luôn có mặt kính dự phòng để phục vụ khách hàng trong quá trình sử dụng mặt kính bị lỗi nứt , hoặc do người sử dụng làm rơi vật nặng lên mặt kính .
– Còn đối với các sản phẩm giá bình dân , rẻ tiền , không rõ nguồn gốc thì các bạn nên tìm hiểu có nên thay mặt kính hay không , bởi vì mặt kính có phù hợp với bếp không , có chất lượng không và đảm bảo yếu tố an toàn hay không .
Sửa bếp từ khi thấy không vào điện hay mặt hiện thị không sáng , cần kiểm tra :
– Kiểm tra dây nguồn , CB , Aptomat , dây dẫn của bếp có bị đứt không (thông thường là chuột cắn – trường hợp này rất hay xảy ra)
– Mở mặt kính của bếp ra đo OMH kiểm tra cầu chì có bị cháy hay không (trường hợp này cũng rất hay thường gặp)
– Trường hợp cầu chì còn tốt thì kiểm ra (khi gặp vấn đề này Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân khuyên các bạn nên cần tới một kỹ thuật chuyên sâu sửa chữa bếp từ thì tốt hơn)
. Bếp chạy nguồn cấp trước là biến áp thường hay biến áp xung, nếu là biến áp thông thường , kiểm tra sơ cấp còn trở kháng không ? nếu không còn trở kháng là hỏng biến áp rồi . Loại chạy biến áp thường dùng cho loại bếp có hiển thị mặt quắc lạnh
. Bên sơ cấp gồm có 3v AC cấp cho sợi đổt , -21v cấp cho mặt ,5V cấp cho VXL , 18V cấp cho quạt và mạch dao động cứ mò ra từng cuộn dây để xem có thể độ cái khác hay cuốn lại biến áp. Bếp thông thường chỉ có 2 mức nguồn cấp cơ bản đó là cuộn 8v-1A cấp cho mạch điêu khiển , và 18V – 1A cấp cho mạch dao động và quạt giải nhiệt.
. Hai loại biến áp nguồn chạy nguồn xung nhỏ xíu
. Đầu tiên xem kiểm tra sò công xuất và IC còn tốt không?
. R cấp nguồn từ nguồn vào tới tụ lọc 4,7uf-400v còn tốt không nó thường đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp này nếu điện trở này còn tốt thươnì sò công xuất và IC của biến áp cấp trước không chết.
. Nếu đứt R này thường sò công xuất hoặc IC dao động nguồn cấp trước . Nếu mạch nguồn cấp trước dùng linh kiện rời thì con công xuất thường là E 13003, con đèn khóa thường là C945 . Nếu mạch dùng IC nguồn thì phổ biến là VIP22A,
. Sau khi kiểm tra các linh kiện cơ bản liên quan đến điều kiện hoạt động của mạch nguồn nếu tốt bạn kiểm tả 2 mước nguồn cơ bản đó là 5V cấp cho vĩ xử lý , 18V cấp cho mạch dao động có nguồn nào yếu hay thấp hay cao quá không ?
Các mức nguồn tốt thì kiểm tra VXL . Đầu tiên nhả các phím ấn ra để thanh đo X10K VOM để loại trừ bàn phím chạm chập và xem phín còn tác dụng không ? Kiểm tra thay thử thạch anh
– Khi bấm mặt bếp vẫn còn tiếng kêu BIP
. Kiểm tra điot cảm biến nhiệt trên mâm từ , có những loại bếp con cảm biến này lỗi VXL cũng báo treo và không bấm được phím nào nữa
. Khi đã bấm được phím trên măt, bạn dò theo IC VXL xem chân PWM là chân nào , lấy VMO DIGITAL để thang đo tần số , sau đó bật nguồn lên , bấm thay đổi tăng giảm nhiệt xem tần số và xung ra ở chân này có thay đổi không ??
. Nếu không thay đổi lỗi đang bị ở VXL -PWM nếu thay đổi kiếm tra đến khối dao động LM339
. Xác định có xung ra LM339 thì kiểm tra 2 con đèn và linh kiện khối DRIVER S8050, S8550 đi ốt gim chân G của IGBT .
. Nếu có lỗi ngay từ đầu kiểm tra R khoảng 1W vài trăm K omh lấy điện áp B+ DC về so sánh bảo vệ áp thấp
. Nếu có dao động nhưng không bắt nồi kiểm tra R lấy xung AC
. Nếu bắt nồi cái xong cắt dao động luôn kiểm tra R lấy xung HV ” xung C của sò công xuất
– Khi bếp nghe mùi khét thì thường là do con tụ 275v- 5uf bị nổ
Hotline: 094 979 1559